30 năm bị bệnh viêm khớp hành hạ, một cô giáo ở Thái Bình đã khỏi bệnh thần kỳ nhờ thuốc Nam của ông lang người Giáy.
Sau khi Báo điện tử VTC News đăng tải loạt bài về lương y Lục Xuân Út, ông lang người Giáy, thuộc dân tộc thiểu số, nổi tiếng cả nước với bài thuốc chữa gout và xương khớp, đã chữa khỏi căn bệnh quái đản này cho cả ngàn người, thì nhận được điện thoại từ một người phụ nữ ở Thái Bình.
Bà gọi điện bảo rằng, nhờ đọc được bài viết về bài thuốc của ông Út trên báo, bà đã liên hệ mua thuốc và bà đã khỏi bệnh, căn bệnh hành hạ bà suốt mấy chục năm qua.
Suýt bại liệt vì viêm đa khớp nặng
Nghe câu chuyện hết sức thần kỳ, chúng tôi tìm về quê lúa Thái Bình. Hỏi đường vào nhà cô giáo Đinh Thị Xuân (Giáo viên trường THCS Thụy Hà, Thái Thụy), ai cũng biết. Nhà cô ở ngay cạnh trường học, rìa thị trấn Diêm Điền. Cô Xuân dáng người nhỏ nhắn, khuôn mặt tươi tắn, nụ cười luôn thường trực trên môi. Cô đi lại hoạt bát, không giống với một người có nguy cơ bại liệt như lời cô kể trước đó.
Theo lời cô Xuân, không chỉ riêng bản thân cô, mà người dân vùng quê lúa Thái Bình hầu hết đều bị các bệnh về xương khớp khi đến tuổi trưởng thành. Từ khi còn nhỏ, đã phải lam lũ với đồng ruộng, lội bùn. Lớn chút thành gánh gồng thóc lúa, phân gio.
Chân tay lấm bùn, rồi làm việc nặng nhọc, là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh phong thấp. Mặc dù là giáo viên, nhưng tuổi trẻ vẫn phải lao động nặng nhọc như các thôn nữ khác, nên cô cũng phát bệnh thấp khớp rất sớm.
Cô giáo Đinh Thị Xuân (nguyên giáo viên trường THCS Thụy Hà, Thái Thụy), đã thoát khỏi căn bệnh viêm đa khớp một cách thần kỳ
Cô Xuân kể: “Năm nay tôi 64 tuổi rồi. Tôi bị thoái hóa, viêm đa khớp từ năm 35 tuổi. Như vậy, đến nay, căn bệnh này đã hành hạ tôi 30 năm trời. Từng ấy năm bị bệnh hành hạ, chữa đủ các kiểu không khỏi, ngược lại, điều trị tây y khiến gan, thận, dạ dày đều bị ảnh hưởng, sức khỏe sa sút, nên tôi bi quan lắm. Không ngờ, những lúc chán nản nhất, thì gặp được thầy, được thuốc, cứ như thuốc thần ấy”.
Theo lời cô giáo Đinh Thị Xuân, thời kỳ đầu, cô bị thoát hóa đốt sống cổ, rồi đến khớp gối, và thoái hóa hầu hết các đốt sống lưng. Đầu gối thoái hóa khiến việc đi lại khó khăn, đốt sống lưng khiến cơ thể mệt mỏi. Đặc biệt là thoái hóa đốt sống cổ, nên đĩa đệm chèn vào dây thần kinh, khiến máu bơm lên não kém, gây đau đầu chóng mặt, ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc rất nhiều.
Từ việc thoái hóa, mà dẫn đến viêm đa khớp. Suốt bao năm trời, việc đứng lớp như bị “giời hành”. Cứ đứng lớp được vài phút, cô lại phải ngồi, vì đau đớn không chịu nổi. Chân như muốn quỵ xuống, hoa mắt chóng mặt không chịu nổi. “Tôi như cái máy dự báo thời tiết, bởi khi thời tiết thay đổi là ê ẩm mình mẩy. Những hôm bão còn chưa hình thành, tôi đã biết trước rồi. Mùa nồm ẩm, rồi giá rét thì đúng là cực hình”, cô Xuân cho biết.
Về hưu, có thời gian, cô Xuân đi học các phương pháp dưỡng sinh, tập luyện theo phác đồ bác sĩ hướng dẫn, rồi điều trị tích cực. Cô lên tận Hà Nội, gặp các giáo sư, tiến sĩ đầu ngành về xương khớp để điều trị. Các thầy thuốc tiêm cả thuốc tốt nhất của Mỹ vào các khớp, nhưng cũng chỉ được vài hôm, vì hết thuốc giảm đau là các ngón tay, chân, gối lại sưng tấy, nóng ran, đau đớn không chịu nổi. Điều trị bằng thuốc Tây nhiều quá, cô rất mệt mỏi vì gan, thận, dạ dày đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ngoài việc điều trị bằng Tây y, thì cô Xuân cũng tích cực uống thuốc, sắc thuốc. Hễ ai mách ở đâu có ông lang nào giỏi, là cô lại tất tả lên đường tìm đến, hoặc nhờ con cháu đi bốc thuốc thay. Thế nhưng, bệnh tình vẫn chẳng thuyên giảm.
Mấy năm trước, các khớp của cô sưng to như người bị gout nặng, cô không đứng nổi nữa, phải di chuyển bằng nạng. Nhiều đêm, cảm giác như có con gì cắn trong xương, đau không ngủ nổi, phải bò dậy chống nạng, hoặc bám cửa sổ đi lại, mong trời sáng.
Kho thuốc Nam khổng lồ, phục vụ bệnh nhân mắc các bệnh xương khớp khắp cả nước của ông lang Lục Xuân Út
“Không còn niềm tin gì vào thuốc men, bệnh viện nữa, lại nghe mấy người mách có cô Phạm Thị Phú, thường gọi là cô Phú Cò ở Sông Công, Thái Nguyên, có khả năng chữa bệnh bằng tâm linh, nên tôi đã nhờ con cái đưa tận lên đó chữa bệnh. Cô Phú Cò bắt cả ngàn người nằm úp, rồi cô ấy giẫm đạp lên lưng, cứ chỗ đau thì giẫm.
Có thời điểm tôi ở đó nửa tháng để cô ấy chữa, có thời điểm thì cứ đi đi, về về. Nhưng rồi, bệnh tình không những chẳng thuyên giảm mà còn nặng thêm. Tôi gần như không đi nổi nữa. Tôi mất hết niềm tin vào cuộc sống và sẵn sàng chịu cảnh bại liệt, hoặc nằm đó để con cái chăm sóc. Nghĩ đến cảnh đó mà lo sợ, vì khiến nhiều người phải khổ vì mình”, cô giáo Đinh Thị Xuân tâm sự.
Hồi mấy người hàng xóm, rồi giáo viên trong trường mách về ông lang Lục Xuân Út ở Tuyên Quang, cô Đinh Thị Xuân không tin. Bao năm chữa bệnh, cả đông tây y kết hợp cúng bái, chẳng ăn thua gì, khiến cô nản, mất hết niềm tin. Thế nhưng, thấy nhiều người trong vùng ca ngợi quá, rồi cứ người nọ chỉ người kia lấy thuốc của ông lang Lục Xuân Út dùng, nên cô Xuân cũng thử tìm hiểu.
Cô không tin vào lời đồn, nên gặp tận mặt những người trong vùng đang dùng thuốc của ông lang Lục Xuân Út. Không ngờ, gặp đến cả chục người, thì người nào cũng khẳng định thuốc tốt, bệnh tình biến chuyển từng ngày. Nhiều người bị gout nặng, thậm chí thoái hóa nặng dẫn đến thoát vị đĩa đệm cũng đều ổn.
“Đường sá xa xôi, thân thể đau đớn, không còn sức đi lại, nên tôi đã gọi điện cho ông Út. Ông Út bảo không cần phải lên Tuyên Quang, mà ông sẽ gửi từ Hà Nội về cho. Sau tôi mới biết ông ấy có cả kho thuốc ở Hà Nội để gửi đi cả nước”, cô Xuân nhớ lại.
Gọi điện xong, ngày hôm sau thì cô Xuân nhận được bọc thuốc to tướng, dễ đến cả thúng để dùng. Cô rất sợ thuốc viên, thuốc nước, vì nhiều ông lang thiếu đạo đức có thể trộn thuốc tây giảm đau vào, khiến lục phủ ngũ tạng bị ảnh hưởng mà bệnh chỉ nặng thêm, nên khi thấy thuốc của ông lang Út toàn rễ cây, cành lá, nên cô tin tưởng sắc uống. Thứ thuốc mộc mạc đó rất an toàn, mà không bổ dọc thì cũng bổ ngang.
“Đúng như lời ông lang Út dặn, là những ngày đầu uống thuốc, các khớp đau dữ dội. Các loại thuốc khác uống vào giảm đau, mà thuốc này uống vào lại đau thêm, đau đến nỗi bại liệt luôn, chỉ nằm một chỗ rên rỉ. Tôi sợ quá, bỏ thuốc vài hôm. Nhưng, nghĩ lại lời dặn của ông lang Út, là vì thuốc công vào các khớp sưng nên mới đau, và nếu đau quá, không chịu nổi thì mua tạm viêm sủi giảm đau, chứ không được bỏ thuốc.
Tôi nghe theo, nghiến răng chịu đau, chứ không uống thuốc giảm đau. Không thể chế vì đau được. Quả nhiên, khoảng tuần sau thì cơn đau giảm dần, rồi hết hẳn. Uống hết đợt điều trị, kéo dài đến 3 tháng, thì vết sưng ở các khớp cũng hết”, cô Xuân vui vẻ kể.
Theo lời cô giáo Đinh Thị Xuân, mặc dù điều trị hết đợt, bệnh viêm đa khớp gần như khỏi hoàn toàn, các khớp hết sưng đau, đi lại bình thường, nhưng cô vẫn tiếp tục uống thêm 2 tháng nữa. Mấy năm nay, cô đã hoàn toàn bình thường, nhưng cứ 3-4 tháng cô lại mua một bọc thuốc về dùng. Thậm chí, mua 1 tháng nhưng uống lai rai thay nước hàng ngày kéo dài mấy tháng, để phòng bệnh.
“Nếu không có thuốc của ông lang Út, thì giờ này không biết tôi sẽ thế nào. Hồi năm ngoái, tôi đã lên tận Tuyên Quang tìm gặp thầy lang Út, để biết mặt vị ân nhân của mình. Lên nhà, thấy ông ấy vẫn ở nhà sàn trên đỉnh núi. Thuốc Nam ông ấy chất ngập mấy kho, cứu chữa cho người bệnh khắp cả nước”.
Để chứng minh căn bệnh quái gở của mình đã biến mất, cô giáo Đinh Thị Xuân đứng lên ngồi xuống thoăn thoắt cho tôi xem. Thậm chí, cô mở điện thoại, khoe với phóng viên những tấm hình chụp hành trình leo đỉnh Yên Tử mà cô vừa đi về. Cô đã thử sức mình bằng cách leo bộ cả ngày, chứ không cần đi cáp treo. Từ một người có nguy cơ bại liệt vì viêm đa khớp, giờ cô giáo Đinh Thị Xuân đã hồi phục hoàn toàn, xương cốt khỏe mạnh, de dẻ căng hồng, thậm chí còn khỏe hơn thời thanh xuân.
Truyền nhân của thầy lang người Giáy
Ông lang Lục Xuân Út sinh năm 1964, là người Giáy. Tổ tiên sống ở vùng biên giới Trung Quốc và Việt Nam, cách Phó Bảng (Đồng Văn, Hà Giang) 6km. Các cụ kể lại, ngày trước, cộng đồng người Giáy sinh cư ở vùng biên giới, còn chưa phân biệt được lãnh thổ một cách rõ ràng. Vì thế, giờ đây, dòng họ của thầy lang Lục Văn Út sinh cư ở cả hai bên biên giới, vẫn đi về thường ngày.
Dòng họ Lục của ông lang Lục Xuân Út có nghề thuốc gia truyền từ xa xưa. Các cụ kể lại, thì họ Lục có nhiều bài thuốc quý. Mỗi ông lang có uy tín trong gia đình sở hữu một bài thuốc đặc trị, bốc thuốc cho nhân dân trong vùng. Trong số những bài thuốc đó, nổi bật là các bài thoái hóa xương khớp, viêm đa khớp, gút, trị các bệnh về gan, tiêu u mỡ.
Ông nội của ông lang Lục Xuân Út lấy vợ, rồi di cư sang Đồng Văn sinh sống. Giỏi các bài thuốc quý, nên thường xuyên điều trị cho vua Mèo. Ông nội truyền nghề thuốc cho con trai Lục A Hủi, là bố đẻ của Lục Xuân Út. Cụ Hủi sinh năm 1917, vừa là thầy lang, chăm sóc sức khỏe cho vua Mèo Vương Chí Sình, vừa là thợ chăm sóc ngựa cho vua Mèo. Ông Hủi tài hoa, giỏi thuốc, lấy hai vợ và sinh được tới 10 người con. Vợ cả của ông Hủi là người Trung Quốc, có với nhau 3 người con. Vợ hai là người gốc Nghĩa Hưng (Nam Định), theo bố di cư lên Đồng Văn. Bà hai sinh cho ông 7 người con. Thầy lang Lục Xuân Út là con út của bà hai.
Ông Lục A Hủi được bác Hồ giác ngộ, trở thành Việt Minh, tham gia tiễu phỉ. Ông cũng có công động viên, thuyết phục Vương Chí Sình theo cách mạng. Khi Đồng Văn Giải phóng, ông Lục A Hủi được giữ chức Chủ tịch huyện Đồng Văn. Ông Lục A Hủi nắm tất cả các bài thuốc quý của dòng họ. Ngày đó, ông bốc thuốc cho nhà Vương và nhân dân trong vùng Đồng Văn, cả người Trung Quốc.
Cây thuốc chữa đau nhức xương mà ông lang Út hay dùng trong các bài thuốc chữa xương khớp
Lục Xuân Út tuy là con út, nhưng tính nết nhanh nhẹn, lại có đam mê cây cối, nên được bố cho đi theo hái thuốc nhiều nhất. Hồi 6-7 tuổi, Út đã trèo vách đá như khỉ để lấy thuốc. Những cây thuốc ông Hủi lấy, toàn là kỳ hoa dị thảo, mọc hoang dã trên các vách núi đá dựng đứng. Hồi lên 10 tuổi, Lục Xuân Út đã biết cả trăm cây thuốc quý. Những cây thuốc ấy đều được gọi theo tiếng Giáy, nên dù sau này nghiên cứu sách vở, anh cũng không biết tên khoa học nó là gì, đã từng được nghiên cứu hay chưa. Hầu hết các cây thuốc, khi anh mang cho các thầy thuốc Việt Nam, các nhà khoa học, nhà dược học, đều không biết chúng là cây gì.
Hồi thanh niên trai trẻ, Lục Xuân Út lang thang trong rừng suốt ngày. Anh chàng Út nhỏ thó, lùn tẹt, nhưng trèo đèo lội suối suốt ngày không mệt. Chỉ cần con dao quắm, Lục Xuân Út có thể đi liên miên cả năm trong rừng. 20 năm trước, Lục Xuân Út đi xuyên rừng từ Đồng Văn sang Mèo Vạc, vòng xuống Bắc Mê, sang Na Hang của Tuyên Quang để tìm thuốc. Lục Xuân Út phát hiện ở Na Hang và những khu rừng lân cận của Tuyên Quang có vô số cây thuốc quý chữa gút. Hầu hết những cây thuốc này đều là cây cỏ hoang dã, không được biết đến, nên chúng không bị thu hái. Có nguồn thuốc lớn, Lục Xuân Út đã có điều kiện để giúp đỡ nhiều người bệnh hơn. Tại đây, anh gặp thiếu nữ người Kinh, nên lấy làm vợ. Chàng trai người Giáy theo vợ về huyện Yên Sơn để sinh cư.
Được bố mẹ vợ chia cho một quả đồi cao nhất làng, Lục Xuân Út bắt đầu hành nghề. Tiếng lành đồn xa, những bài thuốc của anh, đặc biệt là thuốc chữa thấp thấp khớp (thoái hóa xương khớp, thoát vị đĩa đệm, viêm đa khớp, gout) đã lan rộng khắp cả nước.
Mặc dù bốc thuốc cho cả vạn bệnh nhân, nhưng ông lang Lục Xuân Út vẫn làm hoàn toàn thủ công. Mỗi lần bốc thuốc, ông lang Út mở những chiếc bao tải lớn chứa nguyên liệu đã thái và phơi khô, rồi cứ thế dùng tay bốc trộn với nhau. Mỗi bịch thuốc gồm 15 túi nhỏ, uống trong 30 ngày. Mỗi bịch nặng tới 3-4kg. Hai vợ chồng, mấy người làm, bốc thuốc liên tục, cứ đóng thuốc đến đâu, là có người đến khuân đi hết. Mỗi tháng, vợ chồng ông Út cùng nhân công bốc cả chục tấn thuốc trị bệnh cho người dân khắp cả nước.